0981837999

Quy trình sản xuất tôn mạ màu

Quy trình sản xuất tôn mạ màu

Tôn nói chung và tôn mạ màu nói riêng có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống, trong xây dựng và công nghiệp.

Tôn thường được chia làm 2 loại là Tôn phẳng được sử dụng trong công nghiệp và tôn cán sóng sử dụng trong xây dựng.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu quy trình sản xuất tôn mạ màu như thế nào.

Quy trình sản xuất tôn mạ màu

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất tôn mạ màu là cuộn cán nguội đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và các đặc điểm cơ lý tính, hóa học.

2. Xử lý bề mặt

Một công đoạn tiếp theo đó là mạ kẽm cuộn cán nguội, trước khi mạ kẽm bề mặt, cuộn cán nguội cần trải qua  quá trình xử lý bề mặt, công đoạn xử lý bề mặt nhằm làm sạch các vết dầu, bụi bẩn, gỉ sét bám trên bề mặt. Đây là một công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm trong quá trình mạ kẽm bề mặt. Nếu quá trình xử lý bề mặt không được xử lý triệt để thì sản phẩm sau khi mạ kẽm sẽ xuất hiện các lỗi như lỗi dính xỉ, lỗi đốm đen, lỗi cấn lõm. Cuộn sau khi mạ kẽm được gọi là băng tôn.

3. Ủ băng

Sau khi hoàn thành mạ kẽm, băng tôn sẽ được đưa vào lò ủ để ủ mềm với nhiệt độ trên 700 độ C. Ở công đoạn này, những vết dầu còn sót lại ở công đoạn trước sẽ được làm sạch, đồng thời giúp cuộn băng được mềm hơn.

Quy trình sản xuất tôn mạ màu
Giai đoạn ủ băng

4. Mạ kẽm

Sau khi băng đã được xử lý bề mặt cả trong lẫn ngoài sẽ tiến hành mạ kẽm. Hiện tại, hầu hết các nhà máy tại Việt Nam và trên thế giới đều sử dụng công nghệ mạ kẽm NOF để mạ kẽm. NOF là từ viết tắt của Non-Oxidizing Furnaces – lò đốt không oxy, là loại lò hiện đại nhất được sử dụng cho quá trình mạ kẽm hiện nay. Độ dày mạ kẽm sẽ được kiểm soát tự động một cách chính xác nhất bằng thiết bị dao gió.

5. Làm nguội tôn

Sau khi băng được mạ kẽm, sẽ được làm nguội bằng hệ thống ống gió và quạt nguội, sau đó tiếp tục cho đi qua hệ thống làm mát bằng nước. Lúc này, nhiệt độ của cuộn băng sẽ giảm từ 600 độ C xuống còn 60 – 80 độ C. Băng đi qua giai đoạn này không những được làm mát mà còn rửa sạch bụi kẽm bám trên bề mặt băng.

6. Sơn phủ

Băng sau khi mạ kẽm sẽ được đánh bóng bề mặt nắn phẳng trước khi phủ một lớp sơn. Sau đó, băng sẽ đi qua một hệ thống phủ sơn acrylic . Màu sơn rất đa dạng, nếu bạn thích những gam màu mát thì có thể sử dụng sơn màu xanh lá cây, màu xanh da trời, nếu bạn thích những màu tươi, rực rõ, có thể lựu chọn màu sơn nổi bật như đỏ, vàng, cam… Ngoài ra, với công nghệ tiên tiến hiện đại, ngay nay, các nhà máy hoàn toàn có thể sản xuất những cuộn tôn với nhiều kiểu trang trí hoa văn hoặc màu vân gỗ khác nhau.

Quy trình sản xuất tôn mạ màu
Phủ sơn tạo màu cho tôn

Các lớp sơn được phủ lên bề mặt của băng giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm. Băng sau khi được phủ một lớp mạ kẽm hoàn toàn có khả năng chống gỉ sét rất tốt, nếu được phủ một lớp sơn nữa thì khả năng chống oxy hóa tăng lên gấp nhiều lần.

Các sản phẩm tôn phẳng sẽ được sử dụng trong các ngành công nghiệp điện, gia dụng hay trong sản xuất cơ khí

7. Cán tôn

Những tấm tôn lợp nhà xưởng, làm mái nhà hay làm vách nhà mà chúng ta thường thấy chính là sản phẩm cuối cùng của công đoạn cán tôn. Từ các cuộn tôn nguyên liệu, máy cán tôn loại 6/7/9/11 sóng sẽ cán ra thành phẩm là những tấm tôn loại 6 sóng hoặc 7 sóng hoặc 9 sóng hoặc 11 sóng.

Trên đây là quy trình để cho ra một sản phẩm tôn màu mà chúng ta dùng làm mái lợp hay dùng trong xây dựng, công nghiệp, cơ khí …

Xem thêm:

 

One thought on “Quy trình sản xuất tôn mạ màu

  1. Pingback: Ứng dụng của các loại tôn - - VLXD Hoàng Cát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài